Chữa cảm cúm, nóng rét, nhức đầu, ho, ngạt mũi, khó thở

Những căn bệnh cảm cúm, nóng rét, nhức đầu, ho, ngạt mũi, khó thở bất kì ai trong chúng ta đều có những lúc mắc phải. Nhiều người đã sử dụng phương pháp Tây y, nhưng phương pháp chữa bên Đông y có bài thuốc gia truyền hiệu quả và không có tác dụng phụ khi sử dụng như Tây y. Dưới đây là bài thuốc chữa dứt điểm và hiệu quả.

Công thức:

  • Củ sả: 500 g                                                     – Chàm cây khế: 300g
  • Lá cây duối: 200 g                                       – Bạch hà: 100 g
  • Lá cối xay : 300 g                                         – Lá đại bi : 200 g
  • Tía tô: 200g                                                     – Quế thông: 10g
  • Kinh giới : 200 g                                             – Thạch xương hồ: 200 g
Bệnh cảm cúm gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Bệnh cảm cúm gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Cách chế, cách dùng:

Các thứ phơi khô, sao vàng, hạ thổ, tán bột hồ làm viên phơi khô bỏ lọ kín, ngày uống 3 lần: sáng, trưa, tối; mỗi lần uống 15 viên, chiêu với nước nóng, rồi đắp chăn đi nằm, kỵ gió.

Kiêng kỵ: Thịt gà, cá chép, trứng gà, trứng vịt.

Lưu ý: Củ sả vị the, mùi thơm, tính ấm, trừ phong, giảm đau, thông kinh lạc, giúp tiêu hóa, thông khí, dùng trong chữa cảm sốt, ho, no hơi sình bụng.

Lá cây duối vị đắng chát, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, sát trùng, dùng trong chữa thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, sát trùng, dùng trong chữa các chứng nhiệt có gây nóng rét.

Lá cối xay vị đắng, tính bình, thanh nhiệt, tiêu độc, mát huyết, lợi tiểu, được dùng để chữa cảm sốt nóng ho, nhức đầu.

Tía tô vị cay, mùi thơm, tính ấm, phát tán phong hàn, hạ khí, giải uất, hóa đờm. Trong bài thuốc này, chủ yếu dùng nhiều về lá chữa ngoại cảm phong hàn, tức ngực nôn mửa.

Cây tía tô có tác dụng chữa cảm cúm

Cây tía tô có tác dụng chữa cảm cúm

Quế thông vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm, phát tán phong hàn, được dùng trong chữa ngoại cảm.

Chàm cây khế thanh nhiệt, mát huyết. Bạc hà vị cay, mùi thơm đặc biệt, tính mát, phát tán phong nhiệt, trị cảm, nóng, nhức đầu, đau cổ họng. Lá đại bi vị cay, đắng, mùi thơm nồng, tính ấm, phát tán phong hàn, sát trùng, giải cảm, trị ho.

Kinh giới vị cay, mùi thơm, tính ấm, phát tán phong hàn, thông huyết mạch, thường được dùng chữa cảm hàn, cúm.

Thạch xương bồ vị the, mùi thơm, tính ấm, khai khiếu, thông khí, trục đờm, giải độc, sát trùng, giúp tiêu hóa, vào hai kinh tâm và can, trị tâm thống, tay chân quyết lạnh.

Phối hợp 10 vị thuốc trên để dùng bao quát cho được mọi người mắc từ thời cảm mạo nói chung với những triệu chứng chủ đã nêu ở phía trên công thức của bài thuốc. Nếu viên bằng hạt ngô thì mỗi lần dùng 15 viên là liều lượng dùng của người lớn; với trẻ em thì nên giảm bớt liều lượng tùy theo tuổi.

Kết quả: phương thuốc Đông y trên đã giúp nhiều người  mắc triệu chứng bệnh trên khỏi bệnh.