Thông khí bằng mặt nạ( bóp bóng)

CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH BÓP BÓNG

  1. Chỉ định
  • Những bệnh nhân ngừng thở mà tim còn đập.
  • Những bệnh nhân có tím tái nhiều, nhịp thở dưới 30 lần/phút, đã thở oxy mà không đỡ tím.
  • Những bệnh nhân ngừng thở, ngừng tim đột ngột.

2. Chống chỉ định

  • Bệnh nhân ngừng thở do dị vật
  • Bệnh nhân bị tật

DỤNG CỤ CẦN THIẾT

  • Bóng thông khí dùng tay: phải chọn loại bóng nhỏ, thích hợp cho trẻ sơ sinh, có dung tích 200ml, có van an toàn và mặt nạ.
  • Ống hút bằng cao su hay chất dẻo, có ống số 6 hay số 8, mềm để tránh sây sát.
  • Nguồn oxy được nối tiếp vào bóng bóp.

CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

  • Rửa tay sạch trước khi bóp bóng
  • Bệnh nhân nằm ngửa, đầu ngửa tối đa để khai thông vùng đắy lưỡi (kê gối vùng vai và gáy).
  • Hút: hút sạch vùng hầu họng, hai mũi và dạ dày bệnh nhân, áp lực hút tối đa 100cm H2O, tối thiểu 50cm H2O, không nên dùng áp lực qúa 100 cm H2 Khi hút phân đưa đầu ống hút vào nơi định hút trước, rồi mới bật.

Đặt mặt nạ

Mặt nạ phải che kín miệng và mũi bệnh nhân (với loại mặt nạ hình tam giác thì chỗ mũi nhọn sẽ phủ lên mũi bệnh nhân).

Bàn tay trái giữ mặt nạ bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái, ấn nhẹ mặt nạ xuống quanh mũi và miệng bệnh nhân. Ngón tay giữa đồ dưới cằm để nâng cằm lên giữ cho mặt nạ che kín miệng bệnh nhân. Người đứng bóp bóng nên đứng ở bên phải hoặc phía trên đầu bệnh nhân để vừa bóp bóng vừa có thể quan sát được bệnh nhân. Oxy được đưa vào ở phần cuối của qủa bóng (hình 2.1)

>>> Xem thêm: 2 loại bệnh dẫn đến vô sinh ở nữ giới2 Loại rau xanh mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sinh lý nam

Thông khí

Bàn tay phải bóp bóng đều đặn, 40-30 lần/phút, chỉ cần 2 ngón tay bóp là đủ (ngón trỏ và ngón cái), tương đương với áp lực 20 cm.

Bóp bóng có hiệu qủa khi thấy lồng ngực di động theo nhịp bóp bóng, trẻ hồng lên, nhịp tim đều, trên 120 lần/phút. Bóp bóng có hiệu qủa khi thấy lồng ngực nâng lên lúc khí vào và hạ xuống lúc thở ra, đồng thời nghe được khí thoát ra từ đầu của van an toàn ở phía trên qủa bóng (hình 2.2)

Bóp bóng không hiệu qủa khi lồng ngực không di động, trẻ vẫn tím, nhịp tim dưới 100 lần/phút, lúc đó cần phải để trẻ nằm ngửa đầu hơn và xem lại việc đặt mặt nạ đã đúng chưa.

Nếu bóp bóng đúng kĩ thuật mà bệnh nhân vẫn tím, đó là trường hợp bệnh qúa nặng, cần kiên trì bóp bóng thêm một thời gian nữa để bảo đảm sức khỏe. Nếu trẻ bị một bệnh khác ngoài đường hô hấp nhú tim bẩm sinh thì không có chỉ định bóp bóng.

Thời gian bóp bóng liên tục cho đến khi trẻ hồng hào, tự thở được trở lại và ngừng bóp bóng mà trẻ không bị tim, nhịp thở đều 60 lần/phút. Khi đã ngừng bóp bóng, cần tiếp tục cho trẻ thở oxy cho đến khi ngừng oxy trẻ vẫn không tím, thở trong giới hạn bình thường. Cần quan sát và theo dõi kĩ bệnh nhân về nhịp thở, nhịp tim.

Tai biến

Vỡ phế nang do bóp bóng với áp lực qúa cao. Biểu hiện vỡ phế nang là bệnh nhân tím tái đột ngột, lồng ngực có thể vồng cao hơn. Cần phải xử lí nhanh bằng cách dẫn lưu khí kịp thời, nếu không bệnh nhân tử vong rất nhanh.

Nhiễm khuẩn khi dụng cụ bóp bóng không sạch.

Khử trùng dụng cụ

Sau khi ngừng bóp bóng, mặt nạ phải được tháo rời, rửa sạch bằng xà phòng, ngâm vào nước sát khuẩn trong 30 phút rồi lau khô bỏ vào hộp.

Qủa bóng cũng phải được rửa bằng xà phòng, lau khô.