Vấn đề đạo đức và các chủ nghĩa khác nhau

Mặc dù con người từ những ngày đầu lịch sử đã biết đến tình dục trước tiên, nhưng sau đó có sự xuất hiện của trí thông minh, kế đến là phát triển của tiếng nói và ngôn ngữ viết.

Rồi tôn giáo và đạo đức sau đó đã trở thành những sản phẩm tinh thần của loài người, tuy hai đại lượng này xuất hiện muộn hơn nhưng có sức ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tính dục nơi con người.

Đạo đức được coi là một hệ thống những nguyên tắc đạo lý cho ta biết đâu là đúng là sai, là tốt là xấu, cả những điều nên làm và nên tránh. Chúng ta thường sử dụng đạo đức làm tiêu chuẩn đánh giá mỗi khi đứng trước những phạm trù có liên hệ đến những giá trị đúng (được phần thưởng) và sai (sẽ phải chịu hình phạt).

Vì thế đạo đức thường được đem ra sử dụng như một kim chỉ nam khi con người đứng giữa sinh hoạt tình dục và những giá trị tinh thần khác.

Đạo đức thường được đem ra sử dụng như một kim chỉ nam khi con người đứng giữa sinh hoạt tình dục

Đạo đức thường được đem ra sử dụng như một kim chỉ nam khi con người đứng giữa sinh hoạt tình dục

– Ảnh hưởng của tôn giáo: Tôn giáo xuất hiện trong đời sống con người đã thay đổi toàn bộ cục diện bức tranh sinh hoạt của con người. Những giá trị tinh thần, thái độ đời sống cũng như giá trị đạo đức đã được tôn giáo hướng dẫn qua việc cung cấp cho con người những nhận thức dựa trên nền tảng của phần thưởng (cứu rỗi và thiên đàng) và sự trừng phạt (hỏa ngục và đau khổ đời đời).

Tôn giáo có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành một nền văn hóa. Sau đó văn hóa có tác động mạnh lên một cộng đồng xã hội. Vì thế những hành vi của con người, bao gồm cả hành vi tình dục đã phản ánh và chịu ảnh hưởng bởi những giá trị tôn giáo văn hóa.

>>> Xem thêm: Nguồn gốc rối loạn sức khỏe tình dục Khao khát ái ân với phụ nữ cần nhiều hơn bạn nghĩ

Nói khác đi, tôn giáo là khuôn tư duy ứng xử của con người trong rất nhiều lĩnh vực sinh hoạt đời sống, kể cả lĩnh vực sinh hoạt tình dục.

– Chủ nghĩa khoái lạc: Là một khái niệm xảy ra rất chung nơi mọi nền văn hóa. Theo chủ nghĩa này, con người sinh ra vốn luôn có xu hướng tìm đến sự thoải mái dễ chịu như khoái cảm và sung sướng. Thật vậy, con người thường tìm cách tránh né gian khổ đau đớn.

Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như hy sinh vì lý tưởng, con người dưới điều kiện bình thường luôn nghĩ đến trạng thái an toàn và thoải mái cho mình trước tiên. Hedonism theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là khoái lạc; chủ trương khuyến khích con người tìm đến lạc thú tự nhiên, phóng khoáng và không nên kiềm chế.

– Chủ nghĩa khổ hạnh: Là khái niệm đi ngược lại với chủ nghĩa khoái lạc. Theo chủ nghĩa này, cách tiếp cận cuộc sống và những hành vi của cá nhân cần được tập trung dưới sự hướng dẫn của kỷ luật và được kiểm soát, nhằm kiềm chế những xung động tự nhiên.

Chủ nghĩa khổ hạnh cổ xúy việc áp dụng kỷ luật bản thân và chế ngự dục vọng để đạt được những giá trị tinh thần. Các dòng tu và đời sống của các bậc xuất gia là những ví dụ về đời sống theo chủ nghĩa khổ hạnh.

Chủ nghĩa khổ hạnh cổ xúy việc áp dụng kỷ luật bản thân và chế ngự dục vọng để đạt được những giá trị tinh thần

Chủ nghĩa khổ hạnh áp dụng kỷ luật bản thân và chế ngự dục vọng để đạt được những giá trị tinh thần

– Chủ nghĩa luật lệ: Là khái niệm cho rằng con người cần có hệ thống luật pháp để điều khiển những hành vi của mình. Một cá nhân có ý thức đạo đức là người có hiểu biết và tôn trọng hệ thống luật pháp.

Theo hệ suy nghĩ này, con người cần tuân thủ triệt để những luật định được cho phép và không được phép, vốn cần được áp dụng cho toàn xã hội nhất là khi tinh thần tự giác và nhận thức nơi con người còn thấp.

–  Chủ nghĩa hoàn cảnh: Là khái niệm cho rằng không có một hệ thống luật lệ nào; hoặc nếu có sẽ chỉ nên áp dụng ở chừng mực tối thiểu. Chủ trương của hướng suy nghĩ này cho rằng sẽ khó có một tiêu chuẩn chung có thể tuyệt đối áp dụng với mọi trường hợp.

Vì thế các sự kiện hành vi phải được xử lý đánh giá tùy từng trường hợp cụ thể. Theo nguyên tắc này, mỗi một hành vi có thể được đánh giá trong một bối cảnh rất riêng. Tất nhiên chủ nghĩa này không thể áp dụng được với những xã hội thiếu tinh thần tự giác và nhận thức còn yếu vì chủ nghĩa này quá rộng và thoáng trong cách đánh giá và cách nhìn.