“Trẻ em rất dễ bị tổn thương hệ thần kinh và hệ sinh sản khi tiếp xúc trực tiếp với phthalate qua đường tay – miệng”, Sheela Sathyanarayana, chuyên gia nhi ĐH Washington (Mỹ) đồng thời là tác giả của nghiên cứu về sự tiếp xúc với các phtahlate ở trẻ, cho biết.
Thật đáng buồn là chất làm dẻo độc hại này tràn ngập trong cuộc sống của chúng ta và bất kể người lớn hay trẻ em đều có vô vàn “cơ hội” để hấp thu chúng:
Việc cố gắng ngăn cản trẻ không cho tay vào miệng không phải là 1 giải pháp tốt bởi đó là một trong những cách giúp trẻ nhận biết về thế giới, đóng 1 vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ. Vậy nên, cách tốt hơn là cha mẹ không để những đồ vật gây hại trong tầm tay trẻ và phải chắc chắn rằng những thứ trẻ đưa vào miệng là hoàn toàn an toàn.
Còn với người lớn, phthalates sẽ vào cơ thể qua những thực phẩm, đồ uống đựng trong các bao bì có chất này.
Hấp thụ qua da
Phthalates có mặt trong nhiều sản phẩm có mùi thơm và mỹ phẩm vì chúng giúp ổn định và giữ hương thơm, làm mềm. Vì thế, chúng thường có mặt trong các chất khử mùi, sơn móng tay, keo xịt tóc, nước hoa, sữa, kem, và các loại bột phấn. Hoá chất này sẽ vào cơ thể qua đường da và vào máu.
Năm 2002, Ngành y tế công cộng và môi trường Canada đã kiểm tra 72 thương hiệu, mỹ phẩm không có phthalates và phát hiện có tới hơn 75% sản phẩm có chất này. Còn tại Mỹ, FDA thực hiện xét nghiệm tìm phthalate ở người và phát hiện, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nồng độ chất này trong máu cao nhất, có thể là do họ sử dụng mỹ phẩm.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Pediatrics vào tháng 2/2008, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học của Bệnh viện Washington Seattle Children của và trường Đại học Rochester nhận thấy rằng những em bé mà mẹ sử dụng các sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh như kem dưỡng da bé, dầu gội đầu, và bột phấn có chất phthalates trong nước tiểu nhiều hơn so với những trẻ mà mẹ của bé không sử dụng các sản phẩm này.
Tiếp xúc với phthalates cũng có thể gặp ngay cả khi nằm viện bởi nhiều thiết bị y tế, chẳng hạn như các loại ống dẫn, vỏ thuốc đều làm từ nhựa PVC (polyvinyl chloride hoặc vinyl). Do đó, năm 2002, FDA đề nghị không sử dụng túi máu, ống dẫn và các thiết bị khác có chứa DEHP phthalate trong khi điều trị cho trẻ sinh non và những phụ nữ đang mang thai bé trai. Theo đó, một vài bệnh viện nhi cũng đang giảm dần các loại dụng cụ nhựa chứa phthalate trong chăm sóc trẻ sơ sinh.