Dù là bận rộn chuyện Tết nhất cách mấy đi nữa, nếu biết lên kế hoạch và chuẩn bị kế hoạch sinh hoạt thật khoa học thì bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể đón một mùa Xuân ấm áp, tràn niềm vui và khỏe mạnh.
Vì dễ bị cám dỗ trước nhiều món ăn, thức uống ngon miệng trong những ngày Tết mà người bệnh tiểu đường thường lãng quên kế hoạch kiêng khem của mình. Vì vậy, để đề phòng bệnh trở nặng sau Tết cũng như có nguy cơ mắc các di chứng của bệnh, người mắc đái tháo đường nên lên sẵn kế hoạch sinh hoạt thật khoa học cho dịp này từ những ngày trước Tết. Dưới đây là một vài gợi ý hữu ích cho bạn:
1. Kiểm tra sức khỏe trước Tết
Đây được xem bước chuẩn bị đón Tết quan trọng của bệnh nhân đái tháo đường. Việc kiểm tra để đảm bảo sức khỏe toàn diện trước thềm năm mới sẽ giúp người bệnh yên tâm hơn về tình hình sức khỏe của mình và được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp. Nếu muốn, bạn có thể lên kế hoạch sinh hoạt rồi nhờ bác sĩ tham khảo để có cách xử lý phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Ngoài ra, việc nhờ bác sĩ thay đổi chế độ sử dụng thuốc trong dịp năm mới cũng rất cần thiết (thêm thuốc gì trong trường hợp cấp bách chẳng hạn).
2. Duy trì chế độ kiêng khem
Ngày Tết, thức ăn ngon, đồ uống hấp dẫn bày biện đãi khách vốn được xem là “nghĩa vụ” của gia chủ. Chính vì vậy, dù có bệnh, bạn vẫn không thể bày biện sơ sài. Tuy nhiên, đừng quên rằng chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và đề phòng biến chứng của bệnh. Do đó, việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiêng khem đóng vai trò quan trọng. Nói như vậy không có nghĩa là bạn không được ăn những món ngon ngày Tết mà phải cân nhắc mức độ ăn sao cho không làm lượng đường trong máu tăng cao quá ngưỡng quy định. Chẳng hạn, bạn cũng có thể uống rượu nhân dịp năm mới nhưng chỉ uống 1-2 ly nhỏ sau khi ăn xong, cần thay thế nước ngọt có gas bằng một loại nước uống nhẹ khác, đặc biệt là phải chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày (đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn).
Bên cạnh đó, cần tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, đậu, ngũ cốc, trái cây có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp.
3. Sinh hoạt khoa học
Để giữ gìn sức khỏe trong những ngày xuân bận rộn, người bệnh cần tuân thủ kế hoạch sinh hoạt đã vạch ra trước đó và đừng quên:
– Tránh thức quá khuya, dậy quá sớm để làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
– Nếu buộc phải dự nhiều bữa tiệc, cần lưu ý không ăn uống quá đà, vượt khỏi chế độ cho phép.
– Chủ động, thường xuyên kiểm tra mức đường máu, huyết áp, nhịp tim, nếu thấy có gì “hơi bất thường” phải liên hệ ngay với bác sĩ để có lời tư vấn sức khỏe phù hợp.
– Duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Có thể tham gia các trò chơi xuân như một việc vận động thay thế, tuy nhiên phải đảm bảo sức khỏe cho phép.
– Với người đã có biến chứng tiểu đường như biến chứng tim mạch, thần kinh ngoại biên… thì phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn những hoạt động lành mạnh cho mình.
– Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, làm giảm lượng đường huyết khoa học như viên tiểu đường TĐCARE.