Vô sinh là gì?
Theo y học, vô sinh là trường hợp hai người chung sống và giao hợp thường xuyên đã 2 năm (không tránh thai) mà không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng sẩy. Vô sinh có thể là nguyên phát, tức là từ trước đến giờ người phụ nữ hay người đàn ông chưa bao giờ có con, cũng có thể là thứ phát, tức là đã từng có con, nhưng sau mất khả năng đó.Một truyện người lớn rất quan quan trọng.
Có trường hợp vô sinh chỉ là do cách sinh hoạt tình dục của hai vợ chồng (như tính ngày sai nên không giao hợp vào những ngày có khả năng thụ thai) song đa số là do nguyên nhân thực thể.
Khoảng 40% các trường hợp vô sinh có nguyên nhân ở giới nam, 40% có nguyên nhân ở giới nữ, 20% là do cả hai bên. Có những cặp vợ chồng cho rằng việc thai nghén, sinh đẻ là hoàn toàn do vợ, thấy muộn con thì vợ đi khám, còn chồng thì không nghĩ là có thể do mình, vì thế mà bỏ lỡ khả năng chữa khỏi để sinh con. Muốn điều trị vô sinh, cả hai bạn cần đi khám để phát hiện nguyên nhân mà điều trị.
Nguyên nhân
Nguyên nhân vô sinh ở nam giới có thể là:
– Tinh trùng chất lượng kém hoặc số lượng ít: Do việc sản xuất và hoàn chỉnh tinh trùng bị trục trặc, do viêm nhiễm tinh hoàn hay mào tinh, hoặc do thường xuyên mặc quần chật khiến tinh hoàn bị nóng, do giãn tĩnh mạch trong bao tinh hoàn, bất thường về hoóc môn.
– Khả năng di chuyển của tinh trùng hạn chế: Do viêm tuyến tiền liệt, khiến tinh dịch đặc một cách bất thường. Việc sử dụng một số thuốc trị đau dạ dày và cao huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng;
– Tắc đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh hoàn: Chủ yếu do viêm ống dẫn tinh, hậu quả của các bệnh lây qua đường tình dục.
– Niệu đạo không thông ra ngoài ở đầu dương vật, mà bị lệch, thông ra ngoài ở giữa thân dương vật, khiến tinh trùng xuất ra khó đi vào lỗ cổ tử cung.
Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới có thể là:
– Ống dẫn trứng hoặc buồng trứng bị tắc: Do viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung nên trứng và tinh trùng không gặp được nhau:
– Rối loạn hoóc môn khiến bạn nữ không rụng trứng thường xuyên.
– Niêm mạc tử cung không tăng trưởng và đào thải theo đúng quy luật thông thường.
– Tử cung có hình dạng bất thường, có u xơ.
– Chất dịch cổ tử cung hoặc độ axít âm đạo bất thường, cản trở tinh trùng từ âm đạo đi vào cổ tử cung.
– Hệ miễn dịch người phụ nữ tạo ra các kháng thể để diệt tinh trùng theo cơ chế đào thải vật lạ.
Các vấn đề trên nhìn chung không phân biệt người khỏe, người yếu, người béo, người gầy. Nhiều người thể trạng bình thường, khả năng tình dục không có gì đáng phàn nàn nên nghĩ mình không thể bị vô sinh, đến khi khám mới thấy có vấn đề.
Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe chung, chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một số người. Các chất độc hại, đặc biệt là thuốc lá, rượu, ma túy, hóa chất… có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vì chúng làm yếu tinh trùng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ.
Việc mắc bệnh lây qua đường tình dục làm tăng khả năng vô sinh ở cả nam và nữ giới. Ngoài ra, phụ nữ lập gia đình muộn khi gần 40 tuổi thường khó có thai hơn, vì khả năng sinh sản đã giảm đi so với thời còn trẻ.
Khám và điều trị
Khám vô sinh không phải chỉ một lần là có kết quả ngay như nhiều bệnh thông thường. Rất có thể hai bạn phải gặp bác sỹ nhiều lần, thực hiện nhiều xét nghiệm mới tìm được nguyên nhân.
Trước hết, bác sỹ đánh giá sức khỏe chung của cả hai vợ chồng, hỏi về đời sống riêng tư của hai bạn. Các bạn đừng e thẹn giấu giếm điều gì mà hãy cởi mở trao đổi với bác sỹ, vì nếu có vấn đề trong sinh hoạt tình dục, bác sỹ có thể giúp các bạn điều chỉnh.
Sau đó là tìm hiểu nguyên nhân thực thể. Bác sỹ khám phụ khoa cho người vợ, hỏi về tình hình kinh nguyệt, thực hiện các biện pháp chẩn đoán như đo thân nhiệt, chụp hình tử cung và ống dẫn trứng khoảng 1-2 ngày sau đợt hành kinh, siêu âm tử cung.
Bác sỹ cũng khám cơ quan sinh dục, phân tích tinh dịch, xét nghiệm các hoóc môn trong máu. Bác sỹ cũng có thể yêu cầu hai vợ chồng giao hợp và lấy dịch âm đạo của người vợ trong vòng 1-2 giờ sau đó để kiểm tra độ năng động và khả năng tiếp cận buồng tử cung của tinh trùng.
Tất nhiên không phải ai cũng cần thực hiện tất cả các việc đó, mà việc chọn phương pháp chẩn đoán phụ thuộc vào kết quả của mỗi lần khám và xét nghiệm.
Các bạn sẽ được điều trị theo nguyên nhân xác định. Nếu là vấn đề về hoóc môn thì sẽ điều trị bằng cách bổ sung hoóc môn cho cơ thể. Nếu viêm thì chữa viêm. Nếu tắc ống dẫn trứng thì thông bằng bơm hơi, bơm thuốc, phẫu thuật. Tắc ống dẫn tinh thì khó khăn hơn.
Có khi việc khám chữa diễn ra nhanh chóng vì nguyên nhân dễ xác định và dễ điều trị. Nhưng cũng có thể hai bạn phải quyết tâm và nỗ lực lâu dài, mất nhiều tháng, thậm chí vài năm mới có kết quả. Cũng có những trường hợp không biết nguyên nhân hoặc không điều trị được. Trong trường hợp đó, hai bạn có thể xin con nuôi.
|