Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh táo bón ở trẻ nhỏ

Triệu chứng

  • Bé đi cầu khó khăn.
  • Có cảm giác đau khi đi cầu, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.
  • Chất thải rất cứng và khô.

Cách phòng

Cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé nếu con bạn chưa được 1 tuổi.

Bệnh táo bón ở trẻ em

Bệnh táo bón ở trẻ em

Chuyên mục sổ tay sức khỏe giới thiệu bạn một trong các cách sau để hạn chế bệnh táo bón cho trẻ:

  • Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không uống nóng nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng.
  • Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: Nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình li.mg táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.
  • Với trẻ sống ở vùng ôn đới, lượng nước cần uống mỗi ngày là 1,51/trẻ 4-6 tuổi và 21/trẻ từ 7 tuổi trở lên. đối với trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều trước hơn.
  • Tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 – 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng để bé dễ đi cầu hơn nhưng không nên tạo ra quá nhiều sự khác biệt với chế độ ăn của cả nhà. Tốt nhất là cả gia đình cùng ăn những thực phẩm đó và cố gắng ăn 5 loại rau quả mỗi ngày.
  • Đừng vội hạn chế sữa trong chế độ dinh dưỡng trẻ mà không trao đổi trước với bác sĩ bởi nó có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò và cũng thường dị ứng luôn với các protein trong đậu nành. Vì thế việc chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành chưa hẳn đã là giải pháp tốt.
  • Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bài nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường).
  • Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.
  • Không nên cho trẻ uống thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:

Nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé dưới 1 tuổi.

 Đưa trẻ tới bác sĩ nếu trẻ bị táo bón nặng

Đưa trẻ tới bác sĩ nếu trẻ bị táo bón nặng

Nếu bé lớn tuổi hơn, bạn nên cố gắng tìm nguyên nhân tại sao bé táo bón và thử điều chỉnh. Khi tình trạng không chuyển biến, lúc đó mới cần tới sự tư vấn của bác sĩ.

Bạn không nên chậm trễ trong việc đưa trẻ tới bác sĩ nếu bạn nhận thấy rằng mình trở nên bực bội với chuyện táo bón của trẻ. Trẻ bị táo bón có thể làm bạn vô cùng nản lòng khi liên tục lấy bô mà bé không ị.

Nhưng táo bón không phải là lỗi của trẻ và càng không phải là sự cố ý. Điều quan trọng là phải hết sức kiên nhẫn. Hãy nghĩ rằng thế nào bé cũng phải ị bởi chất thải sẽ tích đầy trong bụng và trẻ sẽ có cảm giác muốn đi cầu. Khi đó, thậm chí bạn còn phải hỗ trợ bé bằng cách ngâm hậu môn bé trong nước ấm để kích thích phản xạ đi cầu của bé.