Các đơn vị cấp giống thú rừng thường chỉ hướng đến lợi nhuận theo mô hình bán giống bao tiêu.
Giá họ nhập nhằng, giá bán rất cao trong khi giá mua từ bà con thấp nhưng thời gian thu mua và thanh toán chậm. Giá mua còn cao là cách để đơn bị bán giống bịt miệng các người sản xuất mù quáng vì lợi nhuận.
Nguyên tắc chăn nuôi là cùng vào cùng ra, nhưng hiện tại để tối đa hóa lợi nhuận thì họ thường nâng cao giá trị của con đực bằng cách tạo ra tỉ lệ đực rất ít so với cái. Để ăn chênh giá giữa đực và cái, và để độc quyền giống, sản xuất giống vì tạo ra cách chăn nuôi phản khoa học đó là tạo ra đực và nái dòng( nuôi sinh sản lâu năm).
Vậy cùng vào cùng ra là gì ? Đó là không nuôi chung nhiều lứa trong khu trại, không mua, nhập nhiều lứa tuổi, kích cỡ mà không rõ kiểm dịch.
Cùng vào cùng ra đã áp dụng ở trại chăn nuôi quy mô lớn, chuyên nghiệp vì tính an toàn dịch bệnh, hiệu quả kinh tế rõ ràng.
Thực tế lợn mẹ, gà mẹ truyền kháng thể qua sữa cho lợn con, qua trứng lợn con và gà con cơ bản được bảo hộ với các bệnh mà bố mẹ từng tiêm phòng và cả các bệnh mà không tiêm phòng nhưng có kháng thể là các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, các bệnh đã từng tiêm phòng chỉ là một trong số mầm bệnh, các mầm bệnh khác tồn tại mãn tính ở trong cơ thể lợn mẹ, gà mẹ. Sau giai đoạn tách mẹ ở lợn và gà con thì kháng thể kháng các bệnh mãn tính giảm xuống.
Và bản thân lợn bố mẹ không chỉ vừa mang kháng thể virus, vi khuẩn gây bệnh mà không được tiêm phòng, chúng còn bài thải ra môi trường virus, vi khuẩn đó. Vì thế sau khi tách mẹ không còn bú nữa, cần mang lợn bố mẹ tránh xa lợn con để sát trùng, rửa dọn chuồng và chất thải cũ.
Dù lợn hay gà, thú rừng khác thì nguyên tắc nuôi cùng một lứa tuổi và tỉ lệ phối đực/ cái = 1/1 để đồng bộ cho khâu phòng chữa bệnh là tốt nhất, an toàn dịch bệnh và kinh tế nhất.
Hãy nuôi sinh sản, bán thương phẩm con giống gồm lợn trưởng thành và lợn gột tách mẹ, chỉ giữ lại một phần lợn gột tách mẹ đủ mật độ. Sẽ đảm bảo được tính kinh tế cao, tăng đàn tốt.