Matxa tai điều trị viêm tuyến vú

Viêm tuyến vú là bệnh thường gặp ở phụ nữ thời kỳ cho bú, đặc biệt thời gian đầu sinh đẻ chiếm rất nhiều. Do khi trẻ bú sữa làm tổn thương da đầu vú, vi khuẩn thông qua vết thương xâm nhập vào tuyến vú mà phát viêm. Bệnh này ngoài phát sinh thời kỳ cho bú ra, một số ít người không phải trong thời kỳ cho con bú cũng phát sinh bệnh này.

Tham khảo bài viết:

Triệu chứng điển hình nhất của viêm tuyến vú cấp tính là sưng đau bên vú bị bệnh, viêm biến vị trí thành cục, ép đau rõ rệt, bài sữa khó khăn, sốt sợ lạnh, đau đầu buồn nôn, phần bị bệnh dần dần mưng mủ. Điều trị viêm tuyến vú cấp tính không đúng hoặc điều trị không triệt để sẽ chuyển thành viêm tuyến vú mạn tính.

Viêm tuyến vú mạn tính không có hiện tượng sưng tấy đau điển hình, triệu chứng toàn thân không rõ ràng, trong vú có thể sờ thấy cục, biên giới của u cục không rõ, có ép đau. Người viêm tuyến vú cấp tính thời kỳ đầu chưa mưng mủ và người viêm tuyến vú mạn tính không mưng mủ, phù hợp với phương pháp điều trị này.

Viêm tuyến vú là bệnh thường gặp ở phụ nữ thời kỳ cho bú

* Chọn huyệt:

  1. Huyệt chủ: Đốt Sống Ngực, Ngực, Nội Tiết

  1. Huyệt phối: Kiên Tỉnh, Đản Trung, Nhũ Căn phần ngực, phần nách.

* Phương pháp thực hiện:

  1. Ngón tay đẩy huyệt đốt sống ngực 5 phút lực ép 0,3kg, tần suất mỗi phút 90 lần.
  2. Que ấn huyệt ngực 5 phút, lực ép 0,3kg, người bệnh phối hợp hít thở sâu .
  3. Que day huyệt Nội Tiết 5 phút, lực ép 0,3kg, tần suất mỗi phút 90 lần.
  4. Năm ngón tay cầm huyệt Kiên Tỉnh, phần nách, mỗi huyệt 1 phút, lực ép 0,5kg, tần suất mỗi phút 75 lần.
  5. Ngón tay xoa huyệt Tản Trung 1 phút, lực ép 0,2kg, tần suất mỗi phút 75 lần.

Ngón tay day huyệt Nhũ Căn

Bàn tay xoa phần ngực

 

  1. Ngón tay day huyệt Nhũ Căn 1 phút, lực ép 0,2kg, tần suất mỗi phút 90 lần .
  2. Bàn tay xoa phần ngực 3 phút, lực ép 0,15kg, tần suất mỗi phút 45 lần.

* Chú ý:

  1. Luôn giữ vú sạch sẽ, thoáng, sau khi cho bú nên vắt phần sữa còn lại đi.
  2. Kiêng ăn những thức ăn mang tính kích thích.
  3. Nếu phần bị bệnh đã mưng mủ, nên chuyển sang chườm thuốc ngoại khoa.