- Đau
Đau là triệu chứng gặp ở 90% các bệnh nhân bị thoát vị. Tuyệt đại đa số người bệnh đến khám bệnh với lời phàn nàn là đau ở hông hoặc đau ở bắp chân. Đau do thoát vị đĩa đệm có những đặc điểm sau:
- Giai đoạn đầu người bệnh chỉ đau cột sống thắt lưng, dần dần đau lan dọc theo dây thần kinh hông to xuống hông, xuống đùi, xuống bắp chân hoặc cổ chân. Vì thè còn được gọi là đau thần kinh tọa (sciatica).
- Một số trường hợp thoát vị đĩa đệm những bệnh nhân chỉ đau ngang cột sống thắt lưng mà không đau lan xuống mông và xuống chân. Những trường như thế được gọi là thoát vị nhưng không có đau thần kinh tọa. Tỷ lệ này theo Mark Greenberg (1997) chỉ có 1%. Trong số 2359 trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của Bệnh viện 103 thì thoát vị đĩa đệm nhưng không có đau thần kinh tọa là 106/2359 (4,49%).
Đau luân phiên (alternating pain): lúc thì đau chân trái, lúc thì đau chân phải là do nhân nhầy đĩa đệm dịch chuyển. Đến một giai đoạn nhất định thì đau sẽ cố định một chân, hoặc một chân đau nặng và một chân đau nhẹ hơn.
- Triệu chứng đi tập tễnh cách hồi (intermittent claudication symptome): với dáng đi tập tễnh như người bị què, bệnh nhân đi được một đoạn đường phải ngồi nghỉ vì đau, rồi sau đó lại tiếp tục đi nhưng đoạn đường lần sau ngắn hơn đoạn đường lần đi trước.
- Đau âm ỉ, cảm giác nhức nhối khó chịu ở mông, ở bắp chân và đau tăng khi đi lại,nằm nghỉ đỡ đau. Đau có khi thuyên giảm một thời gian dài nhờ nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau và tập luyện vận động cột sống.
- Đau cột sống thắt lưng có khi xuất hiện một cách đột ngột khi cố gắng nâng, khênh, vác hoặc kéo một vật nặng nào đó. Người bệnh cảm thấy có tiếng “khục” ở cột sống thắt lưng, rồi đau chói lan xuống mông, xuống cẳng chân. Đó là hiện tượng di chuyển đột ngột nhân nhầy đĩa đệm ra sau, thúc mạnh vào dây chằng dọc sau, màng cứng và rễ thần kinh.
– Chúng tôi gặp triệu chứng đau mông (buttock) là 85%; đau tăng khi ho (coughing), hắt hơi (sneezing) gặp trên 83%. Đây là những triệu chứng chủ quan nhưng khá đậc trưng đôi với TVĐĐ cột sống thắt lưng.
Xem thêm: Đàn ông ‘bất lực’ vì thành đạt
Đau có đặc trưng là tái đi tái lại nhiều lần; đau có khi thuyên giảm một thời gian dài có khi vài tháng đến vài năm, người bệnh tưởng khỏi hẮn, nhưng rồi sau đó xuất hiện đau lại, đau tăng và đau thường xuyên liên tục.
Triệu chứng căng rễ thần kinh (stretch symptoms): bệnh nhân thường đau khi khám dấu hiệu chuông bấm, Valleix và đặc biệt là dấu hiệu Lasègue. Trường hợp thoát vị đĩa đệm thắt lưng cao ở Ll, L2 hoặc L3 sẽ thấy dấu hiệu VVassermann (+). Theo Wiig N (1962) thì dấu hiệu Lasegue gặp 100%, còn Shustin VA (1966) gặp 94%. Theo số liệu nghiên cứu của chúng tôi thì dấu hiệu Lasègue (+) < 60° là 80,33%, dấu hiệu chuông bấm (+) 36,2%, Valleix (+) 60,4%.
Một số trường hợp thoát vị đĩa đệm với biểu hiện đau thần kinh tọa những dấu hiệu Lasegue lại âm tính. Trong số 2359 trường hợp thoát vị đĩa đệm thắt lưng, chúng tôi gặp 18/2359 (0,76%) thoát vị (đau thần kinh tọa) nhưng dấu hiệu Lasègue âm tính (gặp chủ yếu ở người già).
- Rối loạn cảm giác
Căn cứ vào vùng rối loạn cảm giác phân bố theo giải phẫu ta có thể biết được rễ thần kinh nào bị chèn ép.
Giảm cảm giác nông ớ vùng rễ thần kinh chi phối gặp nhiều hơn cả. Thực tế lâm sàng cho thấy là vùng rối loạn cảm giác không đúng như phân bố giải phẫu, tuyệt đại đa số biểu hiện chủ yếu giảm cảm giác nóng ở mặt trước ngoài cẳng chân hoặc giảm cảm giác mu bàn chân (hình 6.1).
A B
Rối loạn cảm giác (sensory disturbances) biểu hiện chủ yếu là giảm cảm giác nông (hypoesthesia), rất ít gặp tăng cảm giác nông vùng rễ thần kinh chi phối.
Hình 6.1: Phân bố cảm giác thần kinh chi dưới (A) và rối loạn cảm giác rễ L5 (B)
Cảm giác tê như kiến bò ở bắp chân hoặc gan bàn chân làm cho bệnh nhân rất khó chịu. Một số bệnh nhân sau mổ cắt bỏ đĩa đệm một thời gian dài vẫn còn cảm giác tê chân.