Chảy máu cam
Luận bệnh:
Chảy máu cam còn gọi là chảy máu mũi, có thể do ngoại thương cục bộ; hoặc do bệnh do mũi như viêm mũi, u trong mũi; hoặc do bệnh toàn thân, như sốt cao, cao huyết áp. Có một số phụ nữ đến kỳ hành kinh thường chảy máu cam, là do mất cân bằng nội tiết tố. Ở trong môi trường nhiệt độ cao hoặc không khí khô táo cũng có thể chảy máu mũi.
Cạo gió trị liệu:
Cạo gió huyệt Thượng tinh, Đại chùy; bấm huyệt Nghênh hương, Hợp cốc, Thiếu thương.
Những điều chú ý:
Bệnh nhân nên giữ bình tĩnh, vì tinh thần căng thẳng sẽ khiến chảy máu càng nhiều. Nếu máu chảy ngược vào họng phải khạc nhổ ra, không được nuốt vào. Bệnh nhân nên năm ngửa, chườm lạnh vùng mũi và trước trán. Sau khi hết chảy máu mũi phải đến bác sĩ khám để tìm rõ nguyên nhân, nhất là những người già càng phải chú ý.
Viêm mũi mãn tính
Luận bệnh:
Viêm mũi mãn tính là chứng viêm mãn tính niêm mạc khoang mũi, đa số do viêm mũi cấp tính phát triển mà thành; hoặc do bệnh ở các tổ chức lân cận như viêm amidan, viêm xoang mũi ảnh hưởng đến; hoặc do những yếu tố bên ngoài như bụi bặm, chất khí độc hại, khô táo; hoặc có liên quan đến một số bệnh toàn thân như thiếu máu, bệnh lao, thiếu vitamin. Triệu chứng chủ yếu là thường nghẹt mũi và chảy mũi nước, khứu giác giảm. Kiểm tra khoang mũi có thể thấy niêm mạc sung huyết.
>> Xem thêm:
Cạo gió trị liệu:
Cạo gió huyệt Bá hội, Phong trì, Phong môn, Khúc trì, Thủ tam lý, Hợp cốc; bấm huyệt Thượng tinh, Toản trúc, Nghênh hương; nặn gió huyệt Ấn đường.
Những điều chú ý:
Bệnh nhân nên thường xuyên xoa bóp vùng mặt. Chú ý tránh gió lạnh; hạn chế ăn các thứ cay nóng.
Viêm mũi dị ứng
Luận bệnh:
Viêm mũi dị ứng là một phản ứng bất thường của mũi, do những kích thích từ bên ngoài như thay đổi nóng lạnh, khí hóa học, bụi, phấn hoa gây nên. Biểu hiện chủ yếu là ngứa trong mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong, khứu giác giảm, bệnh hay tái phát.
Đông y cho rằng bệnh này do phế khí hư nhược, hoặc tỳ vị khí hư, lại nhiễm phong hàn tà, khiến phế khí không tuyên thông gây nên
Cạo gió trị liệu:
Cạo gió huyệt Phong trì, Phế du, Mệnh môn, Tỳ du, Thận du, Túc tam lý; bấm huyệt Nghênh hương, Thái uyên.
Những điều chú ý:
Tìm ra nguồn dị ứng của bệnh này để tránh tiếp xúc, là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất. Nên thường xuyên xoa bóp vùng mặt.