Bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Thời tiết giao mùa xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh, nhiệt độ thay đổi làm trẻ không thích ứng kịp thời nhất là khi chuyển giao từ nóng sang lạnh vào tiết trời mùa thu. Mùa này xuất hiện những bệnh rất nguy hiểm nên các mẹ cần phòng bệnh cho trẻ trước khi quá muộn. Những bệnh nguy hiểm mùa thu cần phòng cho trẻ như bệnh tiêu chảy, bệnh viêm phế quản… Một trong số đó là bệnh sởi, với số lượng trẻ nhập viện là rất lớn hằng năm.

Triệu chứng của bệnh sởi

Triệu chứng lúc mới mắc sởi:

-Trẻ có biểu hiện sốt cao

-Mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt nếu biến chứng nặng có thể dẫn đến viêm kết mạc

-Hắt hơi, sổ mũi có thể dẫn đến viêm thanh quản, đau họng, mất tiếng. Trong miệng có những chấm trắng li ti nhỏ

Giai đoạn mọc ban sởi:

 

Nốt ban sởi mọc trên cơ thể trẻ

Nốt ban sởi mọc trên cơ thể trẻ

Xem thêm: cách chọn và uống sữa cho mẹ bầu để không gặp khó khăn trong việc uống sữa bầu và bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và bé

-Giai đoạn này kéo dài từ 3-4ngày, các nốt ban sởi sẽ mọc nhiều lan rộng sang các bộ phận khác từ mặt xuống ngực, bụng, lưng, chân tay. Những nốt sởi thường màu đỏ và không ngứa nhưng trẻ sẽ bị sốt liên tục gây mệt mỏi, khó chịu cơ thể.

Giai đoạn lui bệnh:

Nếu không gặp phải những biến chứng thì những nốt ban sởi mọc lên sẽ biến mất nưhng vẫn để lại những vết thâm, vằn trên da trẻ. Trẻ sẽ hết sốt và trở lại bình thường.

Nếu không may gặp biến chứng thì dù những nốt ban sởi biến mất nhưng trẻ vẫn bị sốt cao, biếng ăn, hơi thở hôi, có thể mắc phải những bệnh như viêm miệng hoại tử, viêm thanh quản, viêm ruột, viêm não…sút cân nhanh, suy dinh dưỡng.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

Khi trẻ bị sỏi cần cho trẻ nằm nơi thoáng mát, giữ gìn vệ sinh cho trẻ, không cần kiêng gió, nước nên cần tắm rửa , vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Nếu không bị biến chứng thì không được dùng thuốc kháng sinh mà chỉ nên dùng các vitamin như B1, C. Nếu trẻ sốt cao liên tục thì dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Đưa trẻ đến các trung tâm y tế uy tín để kiểm tra phòng những biến chứng nguy hiểm gây viêm nhiễm những bộ phận khác

Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa, cho trẻ ăn nhiều trái cây, uống nước hoa quả đề phòng mất nước do tiêu chảy.
Cách phòng bệnh sởi cho trẻ

Nếu trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên nên đi tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường ít bị sởi nhưng cũng không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám khi có các triệu chứng bất thường.

Khi trẻ mới xuất hiện các triệu chứng phát bệnh nên cách ly để tránh lây các trẻ khác. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng tốt, phòng chống tất cả các bệnh.

Xem thêm: Cách tránh thai tự nhiên cho bạn gái, đây là những cách tránh thai hiệu quả cao mà an toàn cho sức khỏe