Viêm khớp dạng thấp thuộc phạm trù bệnh phong thấp, Tây y cho rằng bệnh này có liên quan đến viêm nhiễm liên cầu khuẩn mang tính dung huyệt, chức năng của hệ thống thần kinh trung khu bị trở ngại và các nhân tố như hàn lạnh, ẩm ướt, mệt mỏi, tổn thương dinh dưỡng không tốt.
Y học cổ truyền cho rằng, phong hàn thấp tà xâm nhập vào khớp kinh lạc của cơ thể, khí huyết vận hành không thông, tố thể suy nhược, là nhân tố chủ yếu dẫn đến bệnh này.
Bệnh này thường thấy ở khớp đầu gối, mắt cá, khuỷu tay, vai biểu hiện là cục bộ khớp bị sưng tấy, đau, hoạt động bị hạn chế, vị trí bệnh biến mang tính di chuyển, sau khi triệu chứng ở khớp này mất thì khớp kia lại sưng đau. Sau khi bệnh này khỏi hẳn, chức năng của khớp mới hoàn toàn hồi phục, không để lại dấu vết bệnh. Bệnh này có khả năng ảnh hưởng đến tim mạch.
* Chọn huyệt:
- Huyệt chủ: Vai, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá.
- Huyệt phối: Điểm ép đau ở khối bệnh biến
- Phương pháp thực hiện:
- Ngón tay đẩy huyệt vai 3 phút, lực ép 0,25kg tần suất mỗi phút 60 lần.
- Ngón tay day huyệt khuỷu tay 3 phút, lực ép 0,25kg, tần suất mỗi phút 60 lần .
- Que đẩy huyệt đầu gối 3 phút, lực ép 0,15kg, tần suất mỗi phút 90 lần.
- Que day huyệt mắt cá 3 phút, lực ép 0,15kg tần suất mỗi phút 90 lần.
- Ngón tay đẩy điểm ép đau phần bệnh biến, mỗi điểm 3 phút, lực ép 2kg, tần suất mỗi phút 60 lần.
* Chú ý:
- Phối hợp tự mình xoay các khớp bệnh biến xoay theo chiều thuận, ngược mỗi chiều 3 phút, tốc độ xoay chuyển nên chậm, biên độ lớn.
- Tránh hàn lạnh và ẩm ướt, chăm chỉ tắm nắng.